Nguồn Gốc Ra Đời Của Đoàn Lân Sư Rồng
Lân - Sư - Rồng là ba biểu tượng mà dân gian xưa nay luôn lưu truyền rằng là biểu tượng của sự may mắn, phát đạt, thịnh vượng. Còn múa Lân - Sư - Rồng lại được xem là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố được bắt nguồn từ Trung Quốc, múa lân sư rồng thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Múa Lân - Sư - Rồng không chỉ đơn giản là một môn nghệ thuật đường phố không thường mà còn là sự tranh tài giữa các đoàn múa lân sư rồng đến từ các nơi khác nhau. Màn trình diễn của đoàn lân sư rồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào không gian biểu diễn, ý nghĩa của lễ hội mà đoàn lân sư rồng sẽ chọn ra bài múa sao cho phù hợp.
Tất nhiên, trong múa lân thì không thể nào thiếu được ông Địa, một người mang chiếc bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn, đi theo giỡn lân hay gia khách xem múa hoặc làm cho gia chủ vui vẻ, mang lại may mắn. Người xưa cho rằng, ông Địa chính là hóa thân của Đức Di Lặc. Tương truyền rằng Đức Di Lặc hóa thành người gọi lag ông Địa đã thuần hóa được một con quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Sau này, mỗi nam ông đều dắt nó xuống núi chúc Tết mọi người, ông Địa cùng lân đi đến đâu là giáng phúc đến đó vì vậy có nhà bỏ tiền thưởng vào một miếng vải đỏ cột chặt treo cùng với ít bắp cải, rau xanh. Nếu muốn lấy tiền thưởng này, lân phải trèo lên thật cao mới có thể đạt được.
Kết: Múa Lân - Sư - Rồng là một môn nghệ thuật không thể nào thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đây còn lại là biểu tượng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt.
Hình ảnh Dự Án OCE Tổ Chức
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng & đối tác tiêu biểu
Bản quyền thuộc về OCE - Copyright © 2017 - All rights reserved
Tổng lượt bình luận: - Tổng lượt trả lời: