Nguồn gốc Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3
Chắc hẳn ai cũng sẽ rất tò mò nguồn gốc của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 - Một ngày lễ chỉ dành cho phái nữ, tại sao ngày này được ra đời, được hưởng ứng tổ chức hằng năm và tại sao ngày nó lại là một phần không thể thiếu của văn hóa nước ta như vậy? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi này qua bài viết sau.
I. Nguồn gốc của quốc tế phụ nữ
1. Được Quốc tế công nhận rộng rãi
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 có tên chính thức là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế thường được tổ chức vào ngày 8/3 hằng năm. Trước đây, ngày này chỉ được tổ chức trong các nước thuộc phong trào Xã hội Chủ nghĩa và các nước Cộng sản cho đến khi được Phong trào nữ quyền công nhận vào năm 1967; Liên Hiệp Quốc thông qua và quốc tế hóa vào năm 1977.
Ngày lễ dành cho phụ nữ đầu tiên trên Thế Giới được tổ chức tại thành phố New York, Mỹ vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức. Một năm sau đó, nhà cách mạng người Đức Clara Zetkin đã đề xướng tại Hội nghị Quốc tế xã hội chủ nghĩa về phụ nữ năm 1910 về việc chọn ngày 8/3 hằng năm là ngày vinh danh những người lao động nữ. Kể từ đó, ngày 8/3 là ngày lễ Quốc tế Phụ nữ hoặc còn gọi là ngày Quốc tế lao động phụ nữ. Trước đây, ngày lễ này được tổ chức là để vinh danh những thành quả lao động cũng như là ngày kêu gọi sự đối xử công bằng đối với nữ giới, nhất là những người lao động nữ - những người lao động cực khổ nhưng luôn bị kì thị và đối xử bất công. Lâu dần, Ngày Quốc tế Phụ nữ còn mang thêm ý nghĩa yêu thương hơn đó là ngày phái nam dành tặng đến những người phụ nữ của đời mình những lời chúc tốt đẹp và những món quà ý nghĩa nhất.
Nhà cách mạng người Đức Clara Zetkin
2. Các quốc gia công nhận chính thức ngày Quốc tế Phụ nữ
Cách thức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 trên Thế Giới rất khác nhau, ở nhiều nơi ngày này là một ngày lễ chính thức của Quốc gia, còn ở nhiều nơi thì thậm chí không họ không biết đến ngày lễ này. Có những nơi, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày mà phái nữ ra đường biểu tình đòi công bằng cho bản thân họ; những nơi khác thì đơn giản là ngày để tôn vinh phái nữ.
Ngày nay, Quốc tế Phụ nữ 8/3 đã được công nhận ở nhiều Quốc gia như: Afghanistan, Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina, Faso, Cambodia, China, Cuba, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Laos, Madagascar, Moldova, Mongolia, Nepal, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Vietnam, and Zambia.
II. Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Việt Nam
1. Đi đôi với ý nghĩa lịch sử dân tộc
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ở nước ta không chỉ mang ý nghĩa hưởng ứng phong trào Quốc tế mà thực chất trong lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận cột mốc đầy hào hùng của phụ nữ Việt – ngày kỉ niệm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hai vị nữ anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc phương Bắc ra khỏi lãnh thổ, dành lại chủ quyền cho dân tộc Việt xưa. Tinh thần mạnh mẽ và ý chí vươn lên của người Phụ nữ Việt Nam thiết nghĩ một phần cũng là bắt nguồn từ truyền thống dân tộc hào hùng đó.
Hiện nay, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%.
2. Vì sao Ngày Quốc tế Phụ nữ lại quan trọng như vậy?
Ở Việt Nam, khi mà nữ quyền đã bình đẳng và được tôn trọng trong luật pháp cũng như xã hội, vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 người ta thường tổ chức những cuộc hội họp hay những buổi tiệc tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phái nữ. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.
Trong một năm dài vất vả, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và tôn vinh những cống hiến của họ cho cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.
Phụ nữ ngày xưa có lẻ chỉ lo việc nhà, nuôi dạy con cái thế nhưng ngày nay họ còn gánh vác nhiều trách nhiệm to lớn hơn nữa: vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và góp phần nuôi dạy chúng thành người có ích cho xã hội. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.
Hình ảnh Dự Án OCE Tổ Chức
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng & đối tác tiêu biểu
Bản quyền thuộc về OCE - Copyright © 2017 - All rights reserved
Tổng lượt bình luận: - Tổng lượt trả lời: