Nguồn Gốc Dịch Vụ Múa Lân Sư Rồng TPHCM
Múa Lân Sư Rồng tại TPHCM thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên tiêu, tết Trung Thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Với quan niệm về phong tục của người Việt ta và sự náo nhiệt, rộn ràng để thu hút người xung quanh do biểu diễn lân sư rồng mang lại, nên nhu cầu sử dụng dịch vụ cung cấp múa lân sư rồng, cho thuê múa lân sư rồng tại TP.HCM ngày càng phát triển với người dân Việt trong các dịp tổ chức sự kiện: tổ chức khai trương, tổ chức khánh thành, tổ chức lễ khởi công - động thổ cho đến tổ chức tiệc tất niên,..
Xem thêm: Ý nghĩa của lân sư rồng trong ngày khai trương
I. Nguồn gốc nghệ thuật múa Lân:
Bộ môn nghệ thuật múa lân sư rồng có truyền thống lâu đời, bắt nguồn từ Trung Hoa, mục đích mang đến bình an và thịnh vượng cho mọi nhà, tiếng trống xập xình vang lên làm cho người ta nôn nao về hình ảnh những màn biểu diễn múa Lân – Sư – Rồng với đủ màu sắc rực rỡ, vui nhộn. Con lân được sử dụng trong dịch vụ múa lân khai trương, múa vào ngày Tết phải hội đủ bốn quý tướng của tứ linh: hàm rồng, mũi lân, mày phương, sau gáy có đuôi rùa. Ngoài ra gần mép con lân có gai như vây cá, vì ngư tượng trưng cho thành đạt, thăng tiến (cá vượt vũ môn, cá hóa long)
Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về múa lân khai trương - dịch vụ Cung cấp cho thuê Lân sư rồng tại một số buổi lễ tổ chức khai trương cũng như trong dịp Tết vừa qua để nhận được sự tin tưởng nhiều hơn của mọi người về dịch vụ này:
Cung cấp lân sư rồng trong ngày tổ chức khai trương showroom nước hoa Charme Perfume
Xem thêm: Top 6 công ty cung cấp lân sư rồng, cho thuê lân sư rồng tốt nhất tại TP.HCM
Cung cấp lân sư rồng trong ngày tổ chức khai trương Elica Group
Xem thêm: Gói tổ chức khai trương nào đang TỐT NHẤT hiện nay?
Cung cấp lân sư rồng trong ngày tổ chức khai trương Don Chicken
Cung cấp lân sư rồng trong ngày tổ chức khai trương Quán Hủ tiếu Liến Húa
II. Nguồn gốc múa sư tử:
Múa Sư tử thì khác múa Lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa Sư của người Hoa gồm bốn người: Hai người múa, một người đánh trống, một người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.
III. Nguồn gốc múa rồng:
Múa Rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa Lân và múa Sư. Trước khi có điệu múa Rồng còn có điệu múa Loan hoàng và Phượng hoàng nhưng ít phổ biến bằng (loan là mái, phượng là trống).
Lúc đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu. Múa Rồng xuất hiện trong người Hoa ở Việt Nam vào khoảng những năm 1944-1945 do ông Trần Bồi, một chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc, vốn là nguồn gốc Phước Châu (Phúc Kiến), nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa Rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông.
Múa Rồng có rất nhiều điệu khác nhau, người ta cho rằng có đến hơn 30 điệu. Rồng được chia thành ba loại: Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa, Rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, Rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Múa Lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa Rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con Rồng phô diễn thần oai.
Hình ảnh Dự Án OCE Tổ Chức
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng & đối tác tiêu biểu
Bản quyền thuộc về OCE - Copyright © 2017 - All rights reserved
Tổng lượt bình luận: - Tổng lượt trả lời: