Tổ Chức Sự Kiện-Lân Sư Rồng Bắt Nguồn Từ Đâu
Múa lân là một điệu mùa truyền thống của Châu Á được biểu diễn tại những dịp lớn trọng năm, tổ chức sự kiện lân sư rồng bắt nguồn từ đâu chẳng hạn như các lễ hội mùa xuân (Tết) để cầu cho may mắn vì mọi người tin rằng Lân là một con vật tốt lành.
Trong trang phục con Lân, cùng với âm nhạc từ trống, kèn, chũm chọe và cồng chiêng vang dội, múa lân bắt chước các động tác của một con sư sử hoặc thể hiện võ công nhanh nhẹn của người diễn tùy thuộc vào phong cách khác nhau.
Nguồn gốc và lịch sử múa lân
Ý kiến về nguồn gốc của mủa lân được chia ra rất rộng rãi. Ý kiến đáng tin cậy nhất đó là:
Trong văn hóa truyền thống phương đông, con lân, cũng giống như rồng, là con vật chỉ tồn tại trong thần thoại, và không có bất kỳ con lân nào từng xuất hiện. Chúng là con vật thần thoại được dựng nên từ hình dạng của những co sư tử Vào giai đoạn 202 trước công nguyên đến 220 sau công nguyên, chỉ có một vài con sư tử vào trung nguyên từ khu vực phương tây thông qua con đường tơ lụa.
Vào thời điểm đó, mọi người đã bắt chước lại hình dáng và hành động của những con sư tử mới đến này để biểu diễn, điều mà sau này phát triển thành múa sư tử trong thời tam quốc (220 – 280) và dần trở nên phổ biến cùng với sự phát triển của đạo Phật ở các quốc gia phía Bắc và Nam Trung Quốc
Múa Lân là một ví dụ tuyệt vời cho văn hóa dân tộc phương Đông, và đã lan rộng ra toàn thế giới theo sự di cư của một bộ phận người dân. Tại châu Âu, châu Mỹ đã có rất nhiều câu lạc bộ múa Lân ra đời nhằm phục vụ cho các dịp sự kiện, lễ hội cổ truyền phương Đông đặc biệt là trong dịp tết Nguyên Đán.
Trang phục cho Lân
Múa lân thường được biểu diễn bởi 2 “vũ công” trong bộ đồ sư tử, cũng giống như những con vật trong kịch phương Tây. Người biểu diễn sẽ trở thành cơ thể của con Lân: người phí trước là đầu và thân trước, người đằng sau sẽ là lưng và chân trụ. Chân của người diễn sẽ được mặc cùng màu với thân con Lân, và đôi khi những bộ trang phục sẽ được tô điểm bằng những đôi giày sáng bóng làm nổi bật bộ móng của con Lân.
Đầu lân thường to hơn và trông như đầu Rồng, chúng trông giống đa số tượng đá ở châu Á.
xem thêm: Ý nghĩa của tên gọi các tiết mục lân sư rồng
Các kiểu múa Lân
Mặc dù các đội Lân đều mặc trang phục tương đối giống nhau, trong suốt giai đoạn phát triển lâu dài của mình, múa Lân được chia ra thành hai loại: phương Bắc và phương Nam
Múa lân ở phương Nam
Phong cách múa lân phương Nam xuất xứ từ Quảng Đông – Trung Quốc và đó là kiểu phổ biến ở Hongkong, Macau, Việt Nam và các vùng có Hoa kiều sinh sống.
Kiểu múa phương Nam là màn trình diễn dựa trên những quan sát về hành vi của sư tử, trong đó nhấn mạnh các hành động như gãi, lắc cơ thể và liếm lông
Màn trình diễn sống động và đầy tính giải trí, thậm chí là hài hước. Ngoài ra còn có các tiết mục biểu diễn khéo léo, chẳng hạn như chơi với một quả bóng, và từ từ nuốt nó.
Dịp tốt nhất để xem múa lân phương nam là các buổi trình diễn chào mừng năm mới nhân dịp tết Nguyên Đán.
Múa lân phương Bắc
Điệu múa Lân phương Bắc thì gần gũi với võ thuật phương Đông. Những con Lân nhỏ được trình diễn bởi một người trong khi những con lớn sẽ là hai. Trang phục sẽ mạnh mẽ hơn và bớt cầu kỳ để cho phép người diễn chuyển động dễ hơn.
Trong con Lân lớn, người biểu diễn ở đằng trước trong lúc giữ đầu Lân sẽ thường được nhấc lên bởi người còn lại để con Lân có thể đứng dậy. Kiểu múa phương Bắc đòi hỏi nhiều thể lực hơn để có thể trình diễn các hành động lăn, lộn, leo trèo, nhảy, cuối chào hay thậm chí là đánh nhau. Tổ chức sự kiện lân sư rồng bắt nguồn từ đâu, lân sư rồng được xem như là nghi thức của Châu Á và được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là Trung Quốc.
Nơi tốt nhất để xem những màn biểu diễn này chính là các đại hội thi đấu Lân châu Á.
Hình ảnh Dự Án OCE Tổ Chức
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng & đối tác tiêu biểu
Bản quyền thuộc về OCE - Copyright © 2017 - All rights reserved
Tổng lượt bình luận: - Tổng lượt trả lời: